Bảo tàng Chăm Đà Nẵng: Địa chỉ, giờ mở cửa, giá vé 2024

Bảo tàng Chăm Đà Nẵng là nơi trưng bày và lưu giữ các tác phẩm nghệ thuật Chăm lớn nhất thế giới. Đây còn là một trong những điểm du lịch văn hóa, lịch sử lâu đời mà bạn nhất định phải ghé thăm khi đến thành phố Đà Nẵng. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về địa điểm tham quan này trong bài viết dưới đây nhé!

Giới thiệu về bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng

Bảo tàng Chăm Đà Nẵng có tên đầy đủ là Bảo tàng Điêu khắc Chăm Pa hay còn gọi  là Cổ viện Chàm. Bảo tàng Chăm Đà Nẵng không chỉ là nơi lưu trữ, trưng bày các tác phẩm nghệ thuật mà còn là kho sử về văn hóa của quốc gia Chăm Pa hưng thịnh một thời. Nơi đây lưu giữ bộ sưu tập hơn 400 tác phẩm điêu khắc Chăm Pa có niên đại từ thế kỷ thứ V đến thế kỷ XV, bao gồm tượng thần, phù điêu, và các di vật kiến trúc khác.

Chi tiết về địa chỉ, lịch hoạt động, giá vé tham quan có thể tham của bảo tàng, bạn hãy theo dõi tiếp nội dung dưới đây:

Vị trí bảo tàng Chăm Đà Nẵng

Địa chỉ: Số 2 đường 2/9, phường Bình Hiên, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

Hiện bảo tàng Điêu khắc Chăm Pa đang tọa lạc tại ngã tư giữa đường 2/9 và đường Trưng Nữ Vương, đối diện với Trung tâm Truyền hình Việt Nam khu vực Miền Trung – Tây Nguyên và cách cầu Rồng khoảng 100m.

Do nằm ở vị trí rất thuận lợi và có khu vực gửi xe máy và đỗ xe ô tô công cộng nên bạn có thể di chuyển đến bảo tàng bằng phương tiện cá nhân như xe máy, xe ô tô hoặc xe taxi…

Bao Tang Cham Da Nang Tren Gg Map
Địa chỉ: Số 2 đường 2/9, phường Bình Hiên, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

Giờ mở cửa & giá vé bảo tàng Chăm Đà Nẵng MỚI NHẤT

  • Giờ mở cửa:
    • Buổi sáng: 7h30 đến 11h00 hàng ngày, kể cả các ngày Lễ, Tết
    • Buổi chiều: 13h00 đến 17h00 hàng ngày, kể cả các ngày Lễ, Tết
  • Giá vé:
    • Người lớn: 60.000 VNĐ/người/lần
    • Học sinh/sinh viên: 10.000 VNĐ/người/lần (Cần xuất trình thẻ học sinh/sinh viên)

Sơ đồ tham quan bảo tàng Chăm Đà Nẵng

Bảo tàng Điêu khắc Chăm Pa gồm 2 tầng, tầng 1 có tổng có 11 khu vực tham quan và tầng 2 có  khu vực. Tại đây có cả quầy bán đồ lưu niệm, quầy cafe và lối đi riêng cho người sử dụng xe lăn có thể di chuyển dễ dàng.

So Do Bao Tang Cham Da Nang
Sơ đồ tham quan bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng (Nguồn: chammuseum.vn)

Lịch sử xây dựng bảo tàng Chăm Đà Nẵng

Bảo tàng Điêu khắc Chăm Pa được xây dựng trong 4 năm. Trong quá trình hoạt động, bảo tàng chăm đã trải qua 3 lần mở rộng diện tích và nhiều lần nâng cấp, tu sửa. Dưới đây là chi tiết từng giai đoạn xây dựng bảo tàng Chăm Đà Nẵng:

  • Năm 1892: Henri Parmentier, nhà khảo cổ học người Pháp, bắt đầu thu thập các tác phẩm điêu khắc Chăm tại khu vực Đà Nẵng và lân cận.
  • Năm 1902: Henri Parmentier đề xuất dự án xây dựng Bảo tàng Chăm tại Đà Nẵng.
  • Năm 1915: Bảo tàng điêu khắc Chăm Đà Nẵng được bắt đầu khởi công xây dựng.
  • Năm 1919: Bảo tàng chính thức khánh thành với 160 cổ vật điêu khắc được trưng bày.
  • Năm 1930: Bảo tàng tiến hành mở rộng lần thứ nhất theo bản thiết kế của KTS J.Y. Gourret để tăng diện tích trưng bày cho các hiện vật được thu thập vào những năm 1920 – 1930 .
  • Năm 1950: Bảo tàng được nới rộng diện tích, các sảnh được bố trí một cách hài hòa với phần kiến trúc nguyên thủy. Nguyễn Xuân Đồng được bổ nhiệm làm giám đốc của bảo tàng.
  • Năm 2002: Bảo tàng xây dựng thêm một tòa nhà 2 tầng với khoảng 2000m2 diện tích trưng bày và 500m2 diện tích kho ở phía sau để tăng thêm chỗ trưng bày các hiện vật được thu thập sau năm 1975.
  • Năm 2005: Lên kế hoạch cải tạo và khánh thành phòng Mỹ Sơn và Đồng Dương.
  • Năm 2009: Hoàn thành cải tạo phòng Mỹ Sơn và Đồng Dương theo kế hoạch nâng cấp bảo tàng vào năm 2005.
  • Năm 2011: Bảo tàng được xếp vào danh sách những bảo tàng hạng 1 tại Việt Nam.
  • Năm 2023: Bảo tàng khai mạc Phòng trưng bày văn hóa Chăm và nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp thành phố từ Sở Văn hóa và Thể thao TP Đà Nẵng.

Phòng trưng bày thường xuyên tại bảo tàng Chăm Đà Nẵng

Bảo tàng Chăm Đà Nẵng có tổng cộng 10 phòng trưng bày, mỗi phòng mang một chủ đề khác nhau và trưng bày những cổ vật đặc trưng của văn hóa Chăm. Dưới đây là một số thông tin về từng phòng và những cổ vật được trưng bày:

Phòng trưng bày Trà Kiệu

Phòng trưng bày Trà Kiệu là lưu trữ các hiện vật của di tích được khai quật tại Trà Kiệu, xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam vào những năm cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Các hiện vật được trưng bày tại đây gồm có các mảnh vỡ của Đài thờ, Vinsu, Linga và  một số phù điêu trang trí khác.

Trong đó, Đài Thờ Trà Kiệu là một trong 9 bảo vật quốc gia được lưu giữ tại bảo tàng Chăm Đà Nẵng từ năm 2012. Hầu hết các hiện vật trong phòng trưng bày này đều được xác định thuộc thế kỷ X – XI và là các tác phẩm điêu khắc đá thuộc văn hóa Champa, có nét nghệ thuật sống động, mềm mại cũng như đa dạng về động tác, trang phục.

Phong Trung Bay Tra Kieu (2)
Các hiện vật được lưu giữ tại phòng trưng bày Trà Kiệu (Nguồn: chammuseum.vn)
Phong Trung Bay Tra Kieu (1)
Phòng trưng bày bức phù điêu Visnu đang ngồi trên lưng rắn Naga, thân rắn cuộn thành 9 khoanh như một  đế vững chãi (Nguồn: danangfantasticity)
Phong Trung Bay Tra Kieu
Một số tượng điêu khắc trong phòng trưng bày Trà Kiệu

Phòng trưng bày Mỹ Sơn

Phòng trưng bày Mỹ Sơn là lưu trữ các hiện vật như đản sinh Brahma, đài thờ… Đặc biệt, đài thờ tại phòng trưng bày Mỹ Sơn là cổ vật duy nhất được tìm thấy hiện nay phản ánh đời sống tu hành của các đạo sĩ Chăm theo Ấn Độ giáo.

Tất cả hiện vật được khai quật vào những năm 1903 – 1904 tại Mỹ Sơn – Trung tâm tín ngưỡng quan trọng của Champa. Trong đó, Đài thờ Mỹ Sơn E1 được công nhận là bảo vật quốc gia. Những hiện vật trong phòng trưng bày Mỹ Sơn là những tác phẩm tiêu biểu cho nhiều phong cách nghệ thuật Chăm Pa như điêu khắc kiến trúc ngôi tháp, các vị thần, khung cảnh sinh hoạt…

Phong Trung Bay My Son (3)
Phòng trưng bày Mỹ Sơn chủ yếu lưu giữ các hiện vật như đản sinh Brahma, đài thờ. (Nguồn: chammuseum.vn)
Phong Trung Bay My Son (2)
Những hiện vật trưng bày tại phòng Mỹ Sơn tiêu biểu cho nhiều phong cách trong quá trình phát triển của nghệ thuật điêu khắc Chăm (Nguồn: danangfantasticity)
Phong Trung Bay My Son
Một số hiện vật trong phòng trưng bày Mỹ Sơn

Phòng trưng bày Đồng Dương

Phòng trưng bày Đồng Dương là nơi lưu trữ các tượng bồ tátđài thờ Đồng Dương được phát hiện vào những năm 1902 tại Đồng Dương – Trung tâm Phật giáo của vương quốc Champa. Hiện vật Đài thờ Đồng Dương đã được nhà nước công nhận là một trong những bảo vật quốc gia. Những hiện vật này đều thuộc niên đại cuối thế kỷ IX – đầu thế kỷ X và là những tác phẩm điêu khắc Phật giáo với phong cách độc đáo của nghệ thuật Champa, mang đậm yếu tố bản địa. Ngoài ra, các tác phẩm này cũng có một số nét ảnh hưởng từ các nước lân cận như Trung Hoa, Ấn Độ và các nước lân cận.

Phong Trung Bay Dong Son (1)
Một số tượng bồ tát và đài thờ được lưu giữ tại phòng trưng bày Đồng Dương (Nguồn: chammuseum.vn)
Phong Trung Bay Dong Son (2)
Pho tượng nữ thần bằng đồng cao gần 1,15m là tác phẩm là tượng đồng Chăm Pa lớn nhất được tìm thấy cho đến nay và là một trong những tượng Tara bằng đồng quan trọng nhất của toàn thể Đông Nam Á (Nguồn: danangfantasticity)
Phong Trung Bay Dong Son (3)
Hiện vật tượng bồ tát và đài thờ Đồng Dương tại phòng trưng bày Đồng Dương

Phòng trưng bày Tháp Mẫm

Phòng trưng bày Tháp Mẫm là khu vực trưng bày các hiện vật như tượng Brahma, tượng Rồng, tượng Gajasimha, bộ phận trang trí kiến trúc bằng đá… được khai quật vào năm 1934 và 2011 tại Tháp Mẫm – di tích Champa nằm ở xã Nhơn Thành, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định.

Các hiện vật này được xác định thuộc niên đại XII – XIII và đều có nét chung là được điêu khắc với các đường nét tính phức tạp, tỉ mỉ khuôn mẫu và không có nhiều nét mềm mại, uyển chuyển. Trong đó, tượng Gajasimha là một trong các bảo vật quốc gia được trưng bày tại bảo tàng Chăm Đà Nẵng.

Phong Trung Bay Thap Man (1)
Hầu hết hiện vật tại phòng trưng bày Tháp Mẫn đều được khai quật vào năm 1934 và 2011 (Nguồn: chammuseum.vn)
Phong Trung Bay Thap Man (3)
Phong cách nghệ thuật của các hiện vật thu thập từ di tích Tháp Mẫm có nét chung ở tính phức tạp, tỉ mỉ, nhưng rơi vào khuôn mẫu, thiếu vẻ mềm mại, linh hoạt (Nguồn: danangfantasticity)
Phong Trung Bay Thap Man (2)
Một số hiện vật được lưu trữ trong phòng trưng bày Tháp Mẫm

Phòng trưng bày Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế

Phòng trưng bày Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế là nơi lưu trữ các tượng Bồ tát, văn bia thuộc thế kỷ IX – X được khai quật vào năm 2001 tại vùng cực bắc của Champa xưa. Các hiện vật này đều được điêu khắc theo phong cách nghệ thuật Đồng Dương ở phần khuôn mặt tượng và phần thân mình toát lên vẻ đẹp của con người phụ nữ Champa.

Phong Trung Bay Binh Tri Thien (2)
Hầu hết hiện vật tại phòng trưng bày Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế đều là tượng bồ tát và văn bia. (Nguồn: chammuseum.vn)
Phong Trung Bay Binh Tri Thien (1)
Chân dung hiện vật tượng Bồ tát (Nguồn: chammuseum.vn)

Phòng trưng bày Đà Nẵng

Phòng trưng bày Đà Nẵng là nơi trưng bày các bảo vật quốc gia – tượng Siva thuộc thế kỷ X được sưu tầm vào trước năm 1975 từ các di tích Phong Lệ, Quá Giáng, Xuân Dương và vào năm 2012 – 2014 tại di tích Phong Lệ, Cấm Mít. Các tượng Siva này được điêu khắc theo hình thức phù điêu hoặc bán phù điêu với vẻ uyển chuyển và mềm mại, khác với vẻ mạnh bạo trong nghệ thuật Ấn Độ.

Phong Trung Bat Da Nang
Rất nhiều tượng Siva được lưu giữ tại phòng trưng bày Đà Nẵng. (Nguồn: chammuseum.vn)

Phòng trưng bày Quảng Nam

Phòng trưng bày Quảng Nam chủ yếu trưng bày các hiện vật được khai quật vào đầu thế kỷ XX và sau năm 1975 tại địa bàn tỉnh Quảng Nam như tượng Krisna, đài thờ. Các hiện vật này đều thuộc thế kỷ X và mang đậm phong cách nghệ thuật điêu khắc của nhiều thời kỳ phát triển của Champa.

Phong Trung Bay Quang Nam (2)
Các hiện vật tại phòng trưng bày Quảng Nam đều được khai quật vào đầu thế kỷ 20 và sau năm 1975. (Nguồn: chammuseum.vn)
Phong Trung Bay Quang Nam
Tượng Krisna và đài thờ được lưu trữ tại phòng trưng bày Quảng Nam

Phòng trưng bày Quảng Ngãi

Phòng trưng bày Quảng Ngãi chủ yếu trưng bày các hiện vật được các nhà khảo cổ phát hiện vào đầu thế kỷ XX tại các khu vực tại tỉnh Quảng Ngãi như Phú Thọ, Cổ Lũy, Đông Phúc, Châu Sa. Các hiện vật như tượng nữ thần Durga, tượng Vũ nhạc cung đình được khai quật tại Quảng Ngãi đều được xác định là thuộc thế kỷ XI đều toát lên được tinh thần tín ngưỡng, văn hóa của vương quốc Chăm.

Phong Trung Bay Quang Ngai
Một vài tượng nữ thần Durga tại phòng trưng bày Quảng Ngãi (Nguồn: chammuseum.vn)
Phong Trung Bay Quang Ngai (1)
Hiện vật được lưu trữ tại phòng trưng bày Quảng Ngãi

Phòng trưng bày Bình Định – Kon Tum

Phòng trưng bày Bình Định – Kon Tum là nơi lưu trữ những hiện vật được phát hiện vào năm 1934 và 2011 tại Bình Định, nơi hiện đang có những ngôi tháp Chăm vẫn đứng vững cho đến thời điểm hiện tại. Hầu hết các hiện vật trong phòng trưng bày này đều có niên đại từ thế kỷ XII về sau. Hiện vật đặc biệt nhất tại đây là bệ thờ, thể hiện chế độ xã hội mẫu hệ và tập tục thờ cúng Nữ Thần Mẹ Xứ Sở của vương quốc Chăm.

Phong Trung Bay Kontum (2)
Hầu hết các hiện vật trong phòng trưng bày Bình Định – Kon Tum đều có niên đại từ thế kỷ 12 về sau. (Nguồn: chammuseum.vn)
Phong Trung Bay Kontum (1)
Hiện vật bệ thờ được lưu trữ tại phòng trưng bày Bình Định – Kon Tum

Phòng trưng bày Văn khắc

Phòng trưng bày Văn khắc là khu vực tập trung lưu trữ các bia đá thuộc niên đại thế kỷ VII được tìm thấy vào năm 1903 tại Tháp Mỹ Sơn B6, Quảng Nam và chuyển về bảo tàng vào năm 1918. Trên các bài đá này được khắc văn khắc Champa về những thông tin đời sống xã hội và tín ngưỡng, việc xây dựng, trùng tu đền tháp hay mối quan hệ của vương quốc Chăm với các nước láng giềng.

Phong Trung Bay Van Khac
Phòng trưng bày Văn Khắc chủ yếu lưu trữ các bia đá chứa văn khắc Champa (Nguồn: chammuseum.vn)
Phong Trung Bay Van Khac
Hiện vật bia được viết bằng chữ Sanskrit đặt ở phòng trưng bày Văn khắc (Nguồn: chammuseum.vn)

Khu vực trưng bày chuyên đề tại bảo tàng Chăm

Khu vực trưng bày chuyên đề là nơi trưng bày kết quả khai quật, kho mở hay trưng bày ảnh ghi lại lịch sử xây dựng và phát triển của bảo tàng.

Gốm Sa Huỳnh – Champa

Gốm Sa Huỳnh – Champa là khu vực trưng bày các tác nghệ thuật chế tác gốm Sa Huỳnh và Champa, hầu hết các hiện này đều được khai quật vào năm 1909. Các đồ dùng chất liệu gốm là một trong yếu tố tạo nên nền văn hóa Sa Huỳnh. Các hiện vật gốm Sa Huỳnh được các nhà nghiên cứu cho rằng có sự tiếp nối với nền văn hóa Champa ở khu vực miền Trung từ thế kỷ III trở về sau.

Còn các hiện vật gốm Chăm Pa thì kế thừa đặc tính ở chất liệu, độ nung, màu sắc, độ nung của gốm Sa Huỳnh. Gốm Chăm không chỉ là vật liệu xây dựng thông thường mà còn là một biểu tượng nghệ thuật độc đáo trong kiến trúc Chăm Pa. Không chỉ được sử dụng để lợp mái, lót nền, gốm Chăm còn được sử dụng để trang trí ở nhiều chi tiết kiến trúc khác nhau, góp phần tạo nên vẻ đẹp tinh tế và ấn tượng cho các công trình.

Gom Sa Huynh Cham Pa
Hiện vật bia được viết bằng chữ Sanskrit đặt ở phòng trưng bày Văn khắc (Nguồn: chammuseum.vn)

Văn hóa Chăm Ninh Thuận

Đây là khu vực lưu trữ các hiện vật tiêu biểu về nền văn hóa Champa như nhạc cụ, trang phục, lễ hội, đời sống… Ngoài ra, nơi đây cũng trưng bày nhiều tác phẩm điêu khắc và hội họa về văn hóa của người Chăm của tác giả Đàng Năng Thọ.

Cham Ninh Thuan
Khu vực trưng bày các hiện vật văn hóa Chăm Ninh Thuận (Nguồn: chammuseum.vn)

Trưng bày ảnh – Bảo tàng Điêu khắc Chăm 100 năm xây dựng và phát triển

Khu vực trưng bày ảnh được mở cửa đón khách tham quan vào năm 2019, nhân dịp kỷ niệm 100 năm Bảo tàng mở cửa khánh thành trưng bày lần đầu tiên. Nơi đây trưng bày hơn 250 bức ảnh về những hoạt động tiêu biểu trong suốt 100 năm hình thành và phát triển của bảo tàng Chăm Đà Nẵng theo từng chủ đề với trình tự thời gian như sau:

  • Hiện vật được người Pháp đem về để ở công viên Tourane (Đà Nẵng) trước khi xây dựng bảo tàng vào năm 1915.
  • Hình ảnh phòng trưng bày và tòa nhà bảo tàng ban đầu, nhà kho bảo quản hiện vật, những vị khách đến tham quan, cách thức vận chuyển và bảo quản hiện vật khi được đưa về bảo tàng trong giai đoạn 1916 – 1935.
  • Quá trình cải tạo, mở rộng Bảo tàng trong các giai đoạn 1935 – 1936, 2002 – 2009, 2016 – 2017…
Anh Tu Lieu
Khu vực trưng bày ảnh tư liệu bảo tàng Điêu khắc Chăm được mở vào năm 2019 (Nguồn: chammuseum.vn)

Trưng bày kho mở

Vào năm 2019, khu trưng bày kho mở được mở ra với 47 hiện vật. Khu vực này được mở ra với mục đích giúp khách tham quan có thêm cơ hội để chiêm ngưỡng, nghiên cứu nhiều hiện vật tại bảo tàng.

Kho Mo
Khu trưng bày kho mở của bảo tàng được mở vào năm 2019 (Nguồn: chammuseum.vn)

Một số thông tin khác về bảo tàng Chăm Đà Nẵng

Khi đến tham quan tại bảo tàng Chăm Đà Nẵng, bạn có thể sử dụng dịch vụ thuyết minh để có thể hiểu rõ hơn về các tác phẩm nghệ thuật tại đây. Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu quy định tại bảo tàng để tránh vi phạm trong quá trình tham quan.

Dịch vụ thuyết minh bảo tàng Chăm Đà Nẵng

Để sử dụng dịch vụ thuyết minh tự động miễn phí tại bảo tàng Chăm Đà Nẵng, bạn hãy làm theo hướng dẫn sau đây:

  • Bước 1: Kết nối điện thoại với hệ thống wifi tại bảo tàng.
  • Bước 2: Quét mã QR được dán tại gần hiện vật.
  • Bước 3: Lựa chọn ngôn ngữ mà bạn muốn nghe thuyết minh.

Bên cạnh nghe thuyết minh tự động miễn phí, bạn có thể sử dụng dịch vụ thuê hướng dẫn viên để được tìm hiểu kỹ hơn về hiện vật, văn hóa Chăm.

  • Đối tượng áp dụng: Đoàn khách từ 5 người trở lên với 3 ngôn ngữ là Anh, Việt và Pháp.
  • Thời gian áp dụng:
    • Buổi sáng: 7h30 đến 11h00 hàng ngày, kể cả các ngày Lễ, Tết
    • Buổi chiều: 14h00 đến 17h00 hàng ngày, kể cả các ngày Lễ, Tết
  • Giá: Liên hệ phòng Giáo dục và Thuyết minh để được tư vấn
  • Cách đăng ký:
    • Liên hệ phòng Giáo dục và Thuyết minh: (84-236) 3572935
    • Email: gdtt-baotangcham@danang.gov.vn/ecdchammuseum@gmail.com
  • Lưu ý:
    • Đoàn đông người có hướng dẫn đi kèm hoặc yêu cầu thuê hướng dẫn viên tiếng Anh hoặc Pháp cần báo trước tối thiểu 3 ngày.
    • Dừng nhận đoàn đăng ký tại quầy trước 10h00 (đối với buổi sáng) và trước 16h00 (đối với buổi chiều).
Huong Dan Vien Thuyet Trinh
Tại bảo tàng đang cung cấp dịch vụ thuê hướng dẫn viên thuyết minh (Nguồn: mia.vn)

Quy định tham quan bảo tàng Chăm Đà Nẵng

  • Mang trang phục phải lịch sự, gọn gàng.
  • Không được mang theo vũ khí, chất gây nổ, dễ cháy, ô nhiễm và độc hại hoặc các vật gây nguy hiểm khác vào bảo tàng.
  • Được mang theo tiền và đồ giá trị vào bảo tàng.
  • Không được mang hành lý có kích cỡ quá lớn vào bảo tàng.Hành lý trên 3kg cần phải được gửi tại quầy.
  • Giữ gìn vệ sinh và bỏ rác vào đúng nơi quy định. Không được ăn uống, sử dụng thuốc trong bảo tàng.
  • Không được bán hàng rong trong bảo tàng.
  • Không được đem theo vật nuôi, băng rôn vào bảo tàng.
  • Luôn giữ gìn trật tự, không ồn ào.
  • Không leo trèo, phá hoại cây cảnh trong khuôn viên bảo tàng.
  • Nếu chưa được ban lãnh đạo cho phép thì không được tổ chức hoạt động văn nghệ, vui chơi trong khuôn viên bảo tàng.
  • Không được phép sờ hiện vật, leo trèo hay ngồi trên bục trưng bày.
  • Không được dùng máy ảnh, chụp ảnh tự sướng trong bảo tàng.
  • Nếu gây ra tổn thất cho bảo tàng, du khách sẽ phải chịu trách nhiệm.

Bảo tàng Chăm Đà Nẵng không chỉ là địa điểm du lịch, tham quan thông thường mà còn là nơi lưu giữ những hiện vật, văn hóa của vương quốc Champa. Do đó, nếu bạn là người yêu thích nghiên cứu những giá trị lịch sử văn hoá lâu đời, hãy đến tham quan tại bảo tàng này để được chiêm ngưỡng những kiệt tác nghệ thuật của người Chăm cổ xưa.

Bạn cũng đừng quên theo dõi Sun World để cập nhật thêm các thông tin về lễ hội, địa điểm du lịch hấp dẫn tại Đà Nẵng nhé!

Rate this post
Rate this post
:

Tin tức khác