Hải đăng Tiên Sa – “Con mắt đêm” trên bán đảo Sơn Trà

Hải đăng Tiên Sa có lịch sử hoạt động 122 năm, là một trong những hải đăng cổ nhất của Việt Nam nằm trên bán đảo Sơn Trà. Đến với hải đăng, du khách sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng khung cảnh bốn bề là biển trời miền Trung cũng như mở mang về lịch sử của ngọn hải đăng soi sáng cho ngư dân ở vùng biển Đà Nẵng – Thừa Thiên Huế. 

Địa chỉ Hải đăng Tiên Sa – tọa lạc tại cực đông bán đảo Sơn Trà

Hải đăng Tiên Sa cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 20km về phía Đông, nằm bên sườn dốc của núi Sơn Trà, thuộc bán đảo Sơn Trà – nơi hội tụ các điểm tham quan nổi tiếng của Đà Nẵng như Chùa Linh Ứng Bãi Bụt, Đỉnh Bàn Cờ, Cây đa ngàn năm…

  • Vị trí: Thọ Quang, Sơn Trà, Đà Nẵng.
  • Giờ mở cửa: 5h00 –  21h00.
Vị trí Hải đăng Tiên Sa
Hải đăng Tiên Sa cách trung tâm Đà Nẵng 20km về hướng Đông
Hải đăng Tiên Sa
Hải đăng Tiên Sa nằm trên sườn dốc của bán đảo Sơn Trà (Nguồn: Internet)

Điểm nổi bật thu hút du khách tham quan Hải đăng Tiên Sa

Sức hút của Hải đăng Tiên Sa đến từ tầm quan sát mênh mông, ấn tượng; góc chụp ảnh cực đẹp cũng như kiến thức văn hóa, lịch sử, kiến trúc xoay quanh ngọn hải đăng cổ nhất Việt Nam.

Chinh phục cung đường xuyên rừng đẹp “mê mẩn”

Cung đường chinh phục ngọn Hải đăng Tiên Sa gồm hai chặng: chặng thứ nhất là từ Võ Nguyên Giáp – Hoàng Sa – chân bán đảo Sơn Trà và chặng tiếp theo từ chân Bán Đảo Sơn Trà đến trạm Hải đăng Tiên Sa Đà Nẵng.

Trước khi đến với Hải Đăng Tiên Sa, du khách sẽ chạy dọc cung đường biển Hoàng Sa và cung đường xuyên rừng dài khoảng 13km. Xuyên suốt hành trình này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng khung cảnh biển rừng xanh tươi, cảm nhận sự mát mẻ và sảng khoái từ thiên nhiên.

Tuyến đường Hoàng Sa đi đến Hải đăng Tiên Sa
Từ tuyến đường Hoàng Sa, du khách đi thẳng để đến với Hải đăng Tiên Sa (Nguồn: Internet)
Đường lên Hải đăng Tiên Sa
Đường lên Hải đăng Tiên Sa được bao bọc bởi rừng cây xanh mát (Nguồn: Internet)

Tầm nhìn bao quát biển trời Sơn Trà 

Hải đăng Tiên Sa nằm ở độ cao 223m so với mực nước biển, là vị trí đắc địa giúp du khách khi đứng trên hải đăng có thể thoải mái phóng tầm mắt ngắm toàn cảnh biển trời Sơn Trà. Vì bán đảo Sơn Trà gần như là một khu biệt lập nên cảnh biển ở đây mênh mông, rộng lớn, hoàn toàn tự nhiên, không bị cản trở bởi bất kỳ công trình nhân tạo nào.

Du khách check-in tại Hải đăng Tiên Sa
Biển trời như hòa làm một khi đứng ở trên Hải đăng Tiên Sa (Nguồn:Internet)
Du khách check in Hải đăng Tiên Sa
Dưới chân hải đăng chính là rừng cây nhiệt đới đa dạng của núi Sơn Trà (Nguồn: Internet)
Du khách check in tại Hải đăng Tiên Sa
View ngắm cảnh và check-in đắt giá của Hải đăng Tiên Sa (Nguồn: Internet)
Khung cảnh xung quanh Hải đăng Tiên Sa
Khung cảnh không khác gì chốn thần tiên xung quanh hải đăng Tiên Sa (Nguồn: Internet)

Góc check-in cực đỉnh

Khi lên hải đăng ngắm cảnh, bạn hãy tranh thủ check-in với góc chính diện khi đứng từ tháp đèn. Góc chụp này đẹp hơn nếu du khách đến hải đăng vào sáng sớm hoặc chiều tà để có cảnh bình minh, hoàng hôn và biển mây ở phía sau.

Du khách check in hải đăng Tiên Sa
Phông nền biển trời đắt giá từ Hải đăng Tiên Sa (Nguồn: Internet)
Du khách check in tại hải đăng Tiên Sa
Du khách tranh thủ chụp các góc đẹp trên đỉnh Tiên Sa (Nguồn: Internet)

Nếu đã đến Hải đăng, du khách cũng đừng quên chụp ảnh cùng tháp hải đăng cổ 122 năm. Tòa tháp có kiến trúc Pháp cổ, nổi bật với hai tông màu là trắng vàng, đơn giản nhưng không kém phần nghệ thuật. Góc check-in này đã trở thành địa điểm không thể bỏ qua khi bất cứ ai đến thăm Hải đăng Tiên Sa.

Tháp Tiên Sa
Tháp Tiên Sa nằm bên một khung cảnh thơ mộng, hữu tình (Nguồn: Internet)
Tháp Hải đăng Tiên Sa
Tháp Hải đăng Tiên Sa là kiến trúc cổ lý tưởng để sống ảo (Nguồn: Internet)
Du khách check in hải đăng Tiên Sa
Khung cảnh bên ngoài tháp cổ hài hòa, nên thơ, lý tưởng để sống ảo (Nguồn: Internet)
Du khách check in hải đăng Tiên Sa
Tòa tháp ghi dấu kiến trúc châu u ở các nước Đông Dương cũ (Nguồn: Internet)

Một điểm check-in thú vị khác chính là bảng gỗ “TIEN SA HẢI ĐĂNG CỔ” và con đường mòn dẫn lên Hải đăng Tiên Sa. Dọc hai bên đường là hàng hoa dâm bụt đỏ xen kẽ với những dải lá cây xanh, tạo cảm giác như một khu vườn cổ tích, yên bình và thanh cảnh. Từ hướng hàng rào, bạn có thể căn góc để lấy thêm cảnh biển giúp bức ảnh sống động hơn.

Con đường dẫn lên hải đăng Tiên Sa
Con đường có tấm bảng gỗ là góc sống ảo quen thuộc của nhiều du khách (Nguồn: Internet)

 

Bảng hướng dẫn lên hải đăng Tiên Sa
Đã đến hải đăng Tiên Sa, nhất định phải check in ở bảng này nhé (Nguồn: Internet)
Du khách check in với bảng gỗ
Du khách check in cùng với tấm bảng gỗ như một minh chứng đã đến nơi đây (Nguồn: Internet)
Du khách check in hải đăng Tiên Sa
Tấm bảng gỗ thích hợp để bạn chụp theo phong cách vintage, classic (Nguồn: Internet)

Lịch sử & phong cách thiết kế của một trong những ngọn hải đăng cổ nhất Việt Nam

Hải đăng Tiên Sa do người Pháp xây dựng vào những năm 50 của thế kỷ XIX, được đưa vào năm 1902 với mục đích chỉ dẫn cho tàu thuyền ra vào cảng Tiên Sa. Trong 122 năm qua, Hải đăng Tiên Sa vẫn hoạt động như “mắt biển” dẫn lối và bảo vệ an toàn cho ngư dân trong những đêm bám biển mưu sinh. Tại nhà điều hành ở trạm hải đăng còn có câu khẩu hiệu: “Còn người, còn đảo. Trái tim còn đập còn ánh sáng”.

Toàn cảnh hải đăng Tiên Sa
Toàn cảnh hải đăng Tiên Sa nhìn từ trên cao (Nguồn: Internet)
Hải đăng Tiên Sa là ngọn đèn cho tàu thuyền xứ Đà
Hải đăng Tiên Sa Đà Nẵng là ngọn đèn soi dẫn cho tàu thuyền ra vào cảng Tiên Sa (Nguồn: Internet)
Tháp chiếu đèn
Tháp đèn chiếu sáng cho ngư dân ngang vùng biển Quảng Nam Đà Nẵng (Nguồn: Internet)

Hải đăng Tiên Sa cao 15m, rộng 2,7m, chiều cao của tâm đèn so với mực nước biển là 238,4m. Cấu tạo của hải đăng gồm hai phần chính là một khối trụ và một phần chóp đèn. Bên ngoài Hải đăng Tiên Sa được sơn xen kẽ hai màu vàng và trắng, riêng cửa dẫn lên hải đăng có màu xanh lá – đây được coi là những màu sắc đặc trưng của kiến trúc Pháp ở Đông Dương.

Bên trong Hải đăng Tiên Sa là một lối nhỏ dẫn lên tháp đèn với ngọn đèn chính của hải đăng nằm tại tâm của chóp, chính là phương tiện giúp các tàu thuyền định hướng và xác định vị trí. Ngoài ra, trên phần đỉnh chóp còn có một ngọn đèn nhỏ dự phòng trong trường hợp ngọn đèn chính bị hư hỏng. Nhìn từ xa, tháp hải đăng giống như một tòa lâu đài nhỏ nằm ẩn trong rừng sâu, cất giữ những câu chuyện lịch sử một thời. Khi du khách bước vào bên trong hải đăng, toàn cảnh biển Tiên Sa xanh ngọc hiện ra trước mắt, sau lưng là rừng cây nhiệt đới Sơn Trà xanh mơn mởn. Không gian hải đăng Tiên Sa lý tưởng đối với những du khách yêu thiên nhiên cũng như mong muốn hòa mình với văn hóa địa phương.

Ngọn hải đăng Tiên Sa
Ngọn hải đăng được xây theo kiến trúc Pháp với hai màu chủ đạo là trắng và vàng (Nguồn: Internet)
Du khách check in phần tháp vòm trên hải đăng Tiên Sa
Phần tháp mái vòm trên đỉnh là nơi chứa tâm đèn và đèn dự trữ (Nguồn: Internet)
Ngọn hải đăng Tiên Sa
Giữa ngọn hải đăng chính là tâm đèn chỉ dẫn cho tàu thuyền ở khu vực này (Nguồn: Internet)
Du khách tham quan bên trong hải đăng Tiên Sa
Du khách có thể vào bên trong tháp để tham quan (Nguồn: Internet)
Tháp hải đăng Tiên Sa
Tháp hải đăng Tiên Sa nơi du khách có thể đứng ngắm cảnh (Nguồn: Internet)
Du khách check in tại hải đăng Tiên Sa
Du khách đứng trên tháp quan sát để ngắm toàn cảnh Tiên Sa (Nguồn: Internet)
Du khách check in tại hải đăng Tiên Sa
Biển trời hòa làm một tạo nên một phông nền bao la, mênh mang và có chiều sâu cho bức hình (Nguồn: Internet)
View từ ngọn hải đăng Tiên Sa
View bên núi bên biển khiến du khách mê mẩn khi đứng trên hải đăng Tiên Sa (Nguồn: Internet)
View từ ngọn hải đăng Tiên Sa
Đứng trên hải đăng ngắm biển Tiên Sa là trải nghiệm yêu thích của không ít du khách (Nguồn: Internet)

Cung đường đến Hải đăng Tiên Sa

Từ trung tâm thành phố Đà Nẵng, bạn tìm đường đến Bán đảo Sơn Trà theo hướng Hoàng Sa. Bạn chạy thẳng đến khi thấy khu resort InterContinental thì rẽ phải, tiếp tục đi khoảng 2km nữa đến ngã ba, rẽ trái và đến cuối đường là tới Hải đăng Tiên Sa.

Từ trung tâm thành phố đến khu resort là đường trải nhựa, tương đối dễ đi. Tuy nhiên, từ ngã ba dẫn đến Hải đăng Tiên Sa là đường bổ bê tông, đường hẹp, nhiều khúc cua tay áo, nhiều khối đá lớn nằm ngổn ngang nên khá khó đi. Do đó, du khách nên chú ý an toàn khi chạy vào khúc đường này nếu tự lái xe. Khi đến chân Hải đăng Tiên Sa, du khách gửi xe ở khu vực sân nhà ban quản lý hải đăng, sau đó đi bộ theo lối đường hoa dâm bụt để lên hải đăng.

Đường đến hải đăng Tiên Sa
Đường dẫn đến Hải đăng Tiên Sa vô cùng thơ mộng vì bên núi, bên biển (Nguồn: Internet)
Đường dẫn đến hải đăng Tiên Sa
Lỗi dẫn lên Hải đăng Tiên Sa nhỏ hẹp, nguy hiểm (Nguồn: Internet)

Phương tiện di chuyển đến Hải đăng Tiên Sa

Để tiếp cận Hải đăng Tiên Sa, du khách có thể lựa chọn giữa hai phương tiện là xe máy và xe đạp leo núi. Hiện nay, du khách không thể đến Hải đăng Tiên Sa bằng xe ô tô vì đường lên nhỏ hẹp.

1- Xe máy

Xe máy là phương tiện lý tưởng nhất đối với du khách yêu thích du lịch phượt, có khả năng điều lái xe tốt và muốn khám phá cảnh quan dọc đường đi.

Thông tin

Xe máy

Ưu điểm 

  • Chủ động thời gian
  • Thuận tiện dừng chân ngắm cảnh

Nhược điểm

  • Đường khó đi với người có tay lái yếu
  • Không thích hợp cho du khách không chạy được xe số

Chi phí

  • Khoảng từ 100.000 VNĐ – 150.000 VNĐ/ngày
  • Đơn vị dịch vụ 

2- Xe đạp leo núi

Xe đạp leo núi cũng là một phương tiện được du khách yêu thích thể thao lựa chọn để chinh phục bán đảo Sơn Trà nói chung và Hải đăng Tiên Sa nói riêng.

Thông tin

Xe máy 

Ưu điểm 

  • An toàn
  • Rèn luyện sức khỏe
  • Mang đến cảm giác chinh phục, tự hào

Nhược điểm

  • Nguy hiểm đối với du khách không đủ sức khỏe, mắc các bệnh nguy hiểm như hen suyễn, tim mạch.

Chi phí

  • Khoảng 80.000 VNĐ – 200.000 VNĐ/ngày

Đơn vị dịch vụ 

 

Xe máy là phương tiện di chuyển khi đi hải đăng Tiên Sa
Xe máy là phương tiện tiện lợi nhất khi lên Hải đăng Tiên Sa (Nguồn: Internet)

Kinh nghiệm đi Hải đăng Tiên Sa hữu ích nhất

Để có một chuyến đi thú vị và không bỏ lỡ những khoảnh khắc đẹp với ngọn hải đăng Tiên Sa, du khách cần lưu ý một số thông tin sau:

Chọn thời điểm phù hợp để khám phá hải đăng  

Hải đăng Tiên Sa mở cửa từ 5h00 – 21h00, nếu lựa chọn được đúng thời điểm du khách sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng nhiều khoảnh khắc đẹp:

  • Bình minh: Đến Hải đăng Tiên Sa trước 6h sáng, du khách sẽ được quan sát bình minh trên Sơn Trà. Khoảnh khắc bán đảo thức giấc tinh khôi, thơ mộng, giúp tinh thần du khách thoải mái và yên bình hơn.
  • Trong ngày: Du khách nên đến thăm hải đăng Tiên Sa trong khoảng thời gian từ 7h00 – 9h00 hoặc từ 15h00 – 17h00 để tránh nắng cũng như chụp ảnh đẹp.
  • Hoàng hôn: Hoàng hôn trên hải đăng thường rơi vào khoảng 17h – 17h20. Ngắm hoàng hôn ở tầm nhìn thoáng trên hải đăng có khả năng xoa dịu tâm hồn, giúp du khách cảm nhận sự bình yên sau một ngày dài vui chơi, khám phá.

Sau 18h00, hải đăng sẽ đóng cửa để thực hiện nhiệm vụ soi sáng cho tàu thuyền, nếu đến đây sau 18h00, du khách sẽ không thể lên tháp tham quan. Đồng thời, đường lên hải đăng Tiên Sa tương đối hẻo lánh, không nên đến khi trời sẩm tối.

Bình minh trên hải đăng Tiên Sa
Bình minh trên Hải đăng Tiên Sa (Nguồn: Internet)
Hoàng hôn bên hải đăng Tiên Sa
Hoàng hôn bên Hải đăng Tiên Sa đẹp mê hồn (Nguồn: Internet)
Hoàng hôn tại hải đăng Tiên Sa
Hoàng hôn nhuộm tím trời trên Hải đăng Tiên Sa (Nguồn: Internet)

Ưu tiên chọn xe số để di chuyển đến hải đăng

Theo quy định của thành phố Đà Nẵng, xe tay ga bị cấm ở những đoạn đường sau:

  • Hoàng Sa đi cây đa nghìn năm
  • Nút giao đường Yết Kiêu đi đỉnh Bàn Cờ – Bãi Bắc
  • Nút giao đường Yết Kiêu đi suối Ôm

Tuy đường lên Hải đăng Tiên Sa không nằm trong ba hướng bị cấm, du khách vẫn nên ưu tiên chọn xe số hoặc xe máy tay côn để di chuyển vì khi đi tuyến đường này, bạn sẽ phải phanh ga liên tục. Xe tay ga khi liên tục phải phanh gấp sẽ bị nóng máy, dễ bị trượt theo quán tính nếu không phản xạ nhanh nên không đảm bảo an toàn.

Trong khi đó, xe số có thể trả về số thấp nhất hoặc nhả côn giúp phanh hoạt động hiệu quả, an toàn. Do đó, xe số hoặc xe tay côn là lựa chọn tối ưu hơn khi lần đầu đến Hải đăng Tiên Sa.

Đường lên hải đăng Tiên Sa nhỏ hẹp, dốc
Đường lên Hải đăng Tiên Sa nhỏ hẹp và có nhiều đoạn dốc (Nguồn: Internet)

Chuẩn bị tiền mặt để mua vé tham quan

Khu vực Hải đăng Tiên Sa không được trang bị các phương tiện phục vụ cho thanh toán online. Do đó, bạn cần chuẩn bị tiền mặt khi tham quan khoảng 20.000 VNĐ/người/lượt.

Một số địa điểm tham quan gần Hải đăng Tiên Sa

Với vị trí nằm trên bán đảo Sơn Trà, Hải đăng Tiên Sa gần với không ít điểm du lịch phổ biến ở Đà Nẵng như Chùa Linh Ứng Bãi Bụt, Ghềnh Bàng, Đỉnh Bàn Cờ, Cây đa ngàn năm…

Ghềnh Bàng

Ghềnh Bàng nằm trên trục đường Hoàng Sa, cách Hải đăng Tiên Sa 4,8km. Nếu đi từ trung tâm thành phố, du khách sẽ đi qua Ghềnh Bàng trước khi đến hải đăng. Ghềnh Bàng là bờ biển hoang sơ dài 2km, được bao bọc bởi những khối đá lớn nhỏ do bàn tay mẹ thiên nhiên tạo tác. Ở Ghềnh Bàng, du khách có thể bơi biển, câu cá, lặn ngắm san hô, chụp ảnh sống ảo hoặc cắm trại ngắm hoàng hôn.

Khoảng cách giữa Ghềnh Bàng và Hải đăng Tiên Sa
Ghềnh Bàng và Hải đăng Tiên Sa cách nhau 4,8km (Nguồn: Internet)
Cắm trại ở Ghềnh Bàng
Cắm trại ở Ghềnh Bàng là một trải nghiệm thú vị (Nguồn: Internet)

Cây đa ngàn năm

Cây đa ngàn năm và Hải đăng Tiên Sa là hai điểm đến tương đối gần nhau, chỉ cách khoảng 4,2km. Cây đại thụ nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà đã có tuổi thọ khoảng trên 1000 năm. Cây Bách Niên đại thụ này không chỉ có “tuổi tác” đáng ngưỡng mộ mà còn có kết cấu vô cùng ấn tượng với chu vi thân 10m, 26 rễ phụ, mỗi rễ cao khoảng 25m giúp thân cây trở nên đồ sộ, kỳ vỹ.

Cây đa ngàn năm trên bán đảo Sơn Trà
Cây đa ngàn năm đồ sộ, hùng vĩ trên bán đảo Sơn Trà (Nguồn: Internet)

Chùa Linh Ứng Bãi Bụt

Khoảng cách từ Hải đăng Tiên Sa đến chùa Linh Ứng Bãi Bụt là 11,7km – ngôi chùa có tổng diện tích khoảng 20ha, bao gồm Chánh Tiện, vườn Lộc Uyển, vườn Lâm Tỳ Ni được thiết kế mang đậm kiến trúc châu Á. Đặc biệt, nơi đây còn có tượng Quan Thế m Bồ Tát lớn nhất Việt Nam với chiều cao 67m và đường kính tòa sen 35m.

Tượng Phật Bà Quan Âm cao nhát Việt Nam
Tượng Phật Bà Quan Âm cao nhất Việt Nam tại chùa Linh Ứng Bãi Bụt (Nguồn: Internet)

Đỉnh Bàn Cờ

Đỉnh Bàn Cờ và Hải đăng Tiên Sa cách nhau 10,5km, cùng nằm trên trục đường Hoàng Sa. Đỉnh Bàn Cờ là điểm cao nhất của bán đảo Sơn Trà, nơi bạn có thể ngắm nhìn toàn bộ bãi tiên Sa, thành phố Đà Nẵng từ trên cao. Nơi đây cũng là điểm lý tưởng để bạn có những bức ảnh thú vị bên bàn cờ đá và bức tượng Đế Thích độc đáo, không thể tìm thấy tại nơi nào khác.

Đỉnh Bàn Cờ
Điểm đến thú vị Đỉnh Bàn Cờ cùng nằm trên bán đảo Sơn Trà với Hải đăng Tiên Sa (Nguồn: Internet)

Mũi Nghê

Mũi Nghê Đà Nẵng nằm cách hải đăng Tiên Sa 4,2km, hướng ra đường Hoàng Sa. Mũi Nghê được biết tới như một điểm đón bình minh tuyệt đẹp ở bán đảo Sơn Trà. Ở mũi nghê có một hòn đá tự nhiên hình dáng tựa một như một con sư tử biển đầu hướng núi, thân hướng biển rất đặc sắc, được nhiều du khách check-in. Không những thế, nước biển khu vực mũi nghê có màu xanh ngọc, trong vắt thấy đáy khiến du khách rất thích thú khi tắm biển.

Mũi Nghê
Màu nước biển Mũi Nghê khiến du khách mê mẩn (Nguồn: Internet)
Mỏm đá sư tử biển của Mũi Nghê
Mỏm đá sư tử biển của Mũi Nghê (Nguồn: Internet)
Địa thế thông thoáng của Mũi Nghê
Địa thế thông thoáng của Mũi Nghê lý tưởng để đón bình minh (Nguồn: Internet)

Alter Park – Công viên Luân Chuyển 

Công viên Luân Chuyển, cách hải đăng Tiên Sa 950m, là một công viên sinh thái và bảo tồn thiên nhiên nằm trong lòng bán đảo Sơn Trà. Khung cảnh nơi đây thích hợp với những du khách muốn tách biệt hoàn toàn khỏi cuộc sống xô bồ, chìm đắm trong không gian thiên nhiên có núi, có hồ, có rừng cây nhiệt đới xanh tươi, trù phú. Du khách sẽ hít đầy một phổi không khí trong lành khi đi bộ trong rừng cây hàng trăm năm tuổi, thả mình nhâm nhi cafe bên bờ hồ mát mẻ, ngắm hoàng hôn và bình minh. Không chỉ vậy, nơi đây còn cung cấp thêm kiến thức về các loài động vật đặc trưng của Sơn Trà cũng như trải nghiệm trồng rừng.

Công viên luân chuyển trong lòng bán đảo Sơn Trà
Công viên Luân Chuyển nằm bên trong lòng bán đảo Sơn Trà (Nguồn: Internet)
Hoàng hôn từ công viên
Hoàng hôn nhìn từ công viên (Nguồn: Internet)
Không gian thiên nhiên ở công viên
Không gian bao bọc bởi thiên nhiên xoa dịu tâm hồn du khách (Nguồn: Internet)
Du khách check in tại công viên luân chuyển
Công viên Luân Chuyển là nơi sinh sống của những hàng cây trăm tuổi (Nguồn: Internet)

Có thể thấy, không tự nhiên mà Hải đăng Tiên Sa có thể góp mặt trong hầu hết các lịch trình du lịch Đà Nẵng. Nơi đây ghi đậm dấu ấn của lịch sử, đặc điểm vùng miền và văn hóa đời sống của người dân địa phương sau bao thăng trầm. Không những thế, vẻ đẹp thiên nhiên núi rừng Sơn Trà, biển đảo miền Trung từ tầm nhìn Hải đăng Tiên Sa cũng là cơ hội giúp du có thêm tình yêu với quê hương thông qua từng chuyến đi. 

Đà Nẵng còn rất nhiều điểm đến thú vị, hãy cùng khám phá và cập nhật thêm các thông tin về du lịch Đà Nẵng tại: 

Rate this post
Rate this post
:

Tin tức khác