Rộn ràng 14 lễ hội Đà Nẵng đặc sắc nhất năm 2024

Đà Nẵng gây ấn tượng với du khách bởi hàng loạt lễ hội được tổ chức xuyên suốt trong năm. Không chỉ là những lễ hội truyền thống, nơi bản sắc và văn hóa địa phương được tôn vinh; lễ hội giải trí, phục vụ nhu cầu nghe, nhìn mang tầm vóc quốc tế; các giải thi đấu thể thao và chương trình lễ hội đa văn hóa. Hãy cùng khám phá những điều thú vị và các màu sắc mới lạ chỉ tìm thấy ở các lễ hội Đà Nẵng trong phần tiếp theo nhé!   

Timeline các lễ hội tại Đà Nẵng 2024 
Timeline các lễ hội tại Đà Nẵng 2024

7 lễ hội truyền thống của Đà Nẵng

Các lễ hội truyền thống ở Đà Nẵng mang đậm giá trị văn hóa và tín ngưỡng tâm linh, đồng thời gắn liền với những ngành nghề mưu sinh của người dân địa phương. Thông qua các lễ hội này, du khách sẽ có góc nhìn mới hơn về văn hóa của thành phố du lịch Đà Nẵng.

Lễ hội làng Túy Loan

  • Thời gian: 9/1 – 10/1 âm lịch.
  • Địa điểm: Đình làng Túy Loan, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.

Làng cổ Túy Loan là lễ hội Đà Nẵng đã có tuổi đời hơn 500 tuổi, trong đó đình làng được xây dựng vào năm vua Thành Thái thứ nhất. Hàng năm, người ta tổ chức lễ hội làng Túy Loan, trong đó có nghi thức rước 25 sắc phong của triều Nguyễn từ nhà thờ tộc Đặng Công về đình làng. Lễ hội truyền thống là một cách để người dân duy trì bản sắc văn hóa, đồng thời lưu giữ lịch sử và những giá trị mà cha ông đã để lại. Ngoài ra, lễ hội làng Túy Loan cũng góp phần tạo sợi dây kết nối để người dân làng luôn đoàn kết, góp phần xây dựng phát triển làng.

Đình làng Túy Loan - nơi diễn ra lễ hội làng Túy Loan (Nguồn:baotangdanang.vn)
Đình làng Túy Loan – nơi diễn ra lễ hội làng Túy Loan (Nguồn:baotangdanang.vn)

Lễ hội đình làng Túy Loan bao gồm phần lễ và phần hội. Phần lễ bao gồm các nghi lễ truyền thống là lễ rước sắc thần và Bằng di tích, lễ tế truyền thống tưởng nhớ 5 vị tiền hiền, nghi thức thả hoa đăng. Đối lập với không khí trang trọng của phần lễ, phần hội vô cùng sôi nổi, nhộn nhịp với các trò chơi dân gian thú vị như: thi tráng mì, tráng bánh, thi nướng bánh tráng, thi gói bánh tét, hô hát bài chòi, thi hát hò, đua thuyền trên sông, thi đấu võ thuật và đặc biệt là thi cờ người. Các phần thi xoay quanh ngành nghề truyền thống, nét sinh hoạt của trong đời sống của người dân nơi đây.

Đến với lễ hội làng Túy Loan, du khách có thể khám phá toàn cảnh đời sống của người dân địa phương, ngắm nhìn làng quê thanh cảnh với cây đa, bến nước, sân đình, thưởng thức ẩm thực truyền thống và hòa mình vào không khí nô nức, vỡ òa của các cuộc thi trong phần hội.

Phần lễ diễn ra trang trọng, đầy đủ các nghi thức truyền thống (Nguồn:baotangdanang.vn)
Phần lễ diễn ra trang trọng, đầy đủ các nghi thức truyền thống (Nguồn:baotangdanang.vn)
Phần thi tráng bánh đặc trưng của lễ hội làng Túy Loan (Nguồn: baotangdanang.vn)
Phần thi tráng bánh đặc trưng của lễ hội làng Túy Loan (Nguồn: baotangdanang.vn)
Người dân và du khách tập trung xem lễ hội làng (Nguồn: baotangdanang.vn)
Người dân và du khách tập trung xem lễ hội làng (Nguồn: baotangdanang.vn)
Phần thi cờ người độc đáo tại lễ hội Đà Nẵng ở đình làng Túy Loan (Nguồn: thethaovietnam)
Phần thi cờ người độc đáo tại lễ hội Đà Nẵng ở đình làng Túy Loan (Nguồn: thethaovietnam)
Thưởng thức mì quảng, đặc sản của khu vực Quảng Nam - Đà Nẵng (Nguồn: sgtiepthi.vn)
Thưởng thức mì quảng, đặc sản của khu vực Quảng Nam – Đà Nẵng (Nguồn: sgtiepthi.vn)

Lễ hội làng Hòa Mỹ

  • Thời gian: 12/1 âm lịch.
  • Địa điểm: Đình làng Hòa Mỹ – Nguyễn Huy Tưởng, xã Hòa An, phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.

Đình làng Hòa Mỹ được nhân dân đóng góp, xây dựng cách đây hơn 400 năm với mong muốn có một nơi sinh hoạt tín ngưỡng, tâm linh. Kể từ đó trở đi, người dân trong làng vẫn duy trì đều đặn các ngày cúng lễ. Có thể thấy, lễ hội làng Hòa Mỹ biểu trưng cho tinh thần “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của người Việt. Con cháu các họ tộc tề tựu về đình làng làm lễ tế để tri ân công lao cha ông đã dựng nước và giữ nước, đồng thời tạo một sợi dây gắn kết mọi người với nhau.

Phần lễ bao gồm lễ chính, lễ vọng, trống khai hội, dâng hương, dâng hoa quả, thả chim bồ cầu. Các nghi thức này diễn ra nằm cầu nguyện cho quốc thái dân an, mong người dân an cư lạc nghiệp, sống đời ấm no. Sau đó, người dân tham gia phần hội với nhiều hoạt động mang bản sắc truyền thống địa phương như thi cắm hoa, làm bánh, chơi bài chòi, kéo co và đập om.

Lễ hội làng Hòa Mỹ lưu giữ truyền thống uống nước nhớ nguồn (Nguồn: mia.vn) 
Lễ hội làng Hòa Mỹ lưu giữ truyền thống uống nước nhớ nguồn (Nguồn: mia.vn)
Trải nghiệm lễ hội làng Hòa Mỹ Đà Nẵng - Nơi tưởng nhớ về cha ông (Nguồn: baotangdanang)
Trải nghiệm lễ hội làng Hòa Mỹ Đà Nẵng – Nơi tưởng nhớ về cha ông (Nguồn: baotangdanang)
Người dân phấn khích với trò kéo co của phần hội (Nguồn: tgdd.vn)
Người dân phấn khích với trò kéo co của phần hội (Nguồn: tgdd.vn)

Lễ hội đua thuyền

  • Thời gian: Tháng Giêng.
  • Địa điểm: Bờ Sông Hàn, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.

Từ xa xưa, vào mùa xuân, người dân thường tổ chức đua thuyền như là một nghi thức cầu may, khai thông sông rạch, để mở cửa biển để có một năm mới hanh thông, vượt qua được mọi chướng ngại vật để đến với thành công. Sau này, lễ hội còn trở thành một biểu tượng cho khao khát vươn lên và tinh thần đồng đội của người dân các quận huyện Đà Nẵng.

Bảy ngày trước khi bắt đầu lễ hội, người dân trọng làng sẽ tụ họp để khích lệ tinh thần nhau đồng thời luyện tập, chuẩn bị để tham gia cuộc đua. Mỗi đội đua sẽ gồm tối đa 30 thanh niên trai tráng ở độ tuổi từ 18 – 35, phụ trách lái thuyền, cầm phách, cầm tổng và bơi thuyền.

Lễ hội đua thuyền như một nghi thức cầu may, khai thông kênh rạch để hướng đến những điều tốt đẹp trong năm tới (Nguồn: congly.vn)
Lễ hội đua thuyền như một nghi thức cầu may, khai thông kênh rạch để hướng đến những điều tốt đẹp trong năm tới (Nguồn: congly.vn)

Trước khi cuộc đua diễn ra, các bậc cao niên trong thôn sẽ cùng những tay đua cừ khôi đứng bên mũi thuyền để thắp hương, cầu nguyện cho một năm mưa thuận gió hòa và cúi đầu tiễn thuyền đi. Ngay sau khi kết thúc nghi thức, tiếng còi vang lên, báo hiệu cuộc đua bắt đầu và các đôi đua dùng hết sức rẽ sông tiến về phía trước.

Đến với lễ hội đua thuyền ở Đà Nẵng, du khách được hòa nhịp vào không khí phấn khích, reo hò khi thấy đoàn thuyền đang thi nhau tiến về phía trước. Mỗi chiếc thuyền đua đều được trang trí theo phong cách riêng của người dân các huyện nên rất đa dạng về màu sắc và họa tiết vẽ ở mặt thuyền, góp phần tạo thêm màu sắc cho lễ hội.

Lễ hội không chỉ tạo sự đa dạng trong đời sống văn hóa, tinh thần của người dân địa phương mà còn góp phần quảng bá nét đẹp văn hoá phi vật thể xứ Đà trong mắt bạn bè quốc tế.

Từ một sự kiện tự phát từ lâu đời, lễ hội đua thuyền trở thành một biểu tượng văn hóa của người dân Đà Nẵng (Nguồn: dangcongsan.vn)
Từ một sự kiện tự phát từ lâu đời, lễ hội đua thuyền trở thành một biểu tượng văn hóa của người dân Đà Nẵng (Nguồn: dangcongsan.vn)
Cuộc đua thuyền diễn ra trên sông Hàn, đoạn từ cầu sông Hàn đến cầu Trần Thị Lý (Nguồn:tuoitrethudo.com)
Cuộc đua thuyền diễn ra trên sông Hàn, đoạn từ cầu sông Hàn đến cầu Trần Thị Lý (Nguồn:tuoitrethudo.com)
Người dân có mặt để cổ vũ cho đoàn đua thuyền (Nguồn: thanhnien.vn)
Người dân có mặt để cổ vũ cho đoàn đua thuyền (Nguồn: thanhnien.vn)

Lễ hội rước mục đồng

  • Thời gian: Ngày 29 – 30 tháng 3 âm lịch.
  • Địa điểm: Làng Phong Lệ, xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.

Khác với những lễ hội Đà Nẵng được tổ chức thường niên, lễ hội rước mục đồng được tổ chức theo truyền thống tam niên nhất lệ – ba năm một lần vào các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu. Theo một giai thoại, làng Phong Lê có một cồn Thần mà chỉ có đám trẻ chăn trâu có thể tự do qua lại trong khi người khác đều không thể đi qua. Từ đó, người dân tổ chức lễ hội mục đồng, dành riêng cho những đứa trẻ chăn trâu.

Lễ hội diễn ra với sự tham gia chủ yếu của các mục đồng. Theo đó, các bậc cao niên trong vùng sẽ chọn ra một người làm trùm mục và một người làm trùm chỉ trong các mục đồng. Trùm mục có nhiệm vụ trông coi toàn bộ lễ hội, trùm chỉ là người phụ tá cho trùm mục.

Lễ hội rước mục đồng bắt nguồn từ giai thoại về những đứa trẻ chăn trâu (Nguồn: phongnhaexplorer.com)
Lễ hội rước mục đồng bắt nguồn từ giai thoại về những đứa trẻ chăn trâu (Nguồn: phongnhaexplorer.com)

Phần lễ bắt đầu bằng nghi thức rước Thần Nông từ Cồn Thần về đình Thần Nông để làm lễ tế. Sau khi lễ tế kết thúc, người có nhiệm vụ sẽ hạ lễ để mọi người cùng thưởng thức ân lộc ơn trên tặng ban. Tiếp theo, Thần Nông sẽ được rước đi dạo đồng Phong Lệ cho đến rạng sáng mặt trời ngày hôm sau cao quá ngọn tre mới trở lại đình. Cuối cùng, các trẻ trăn trâu sẽ cùng tham gia lễ chạy cờ để cầu nguyện cho mùa màng tươi tốt.

Hoàn tất phần lễ, người dân hân hoan tham gia phần hội với hàng loạt trò chơi thú vị, gợi nhớ tuổi thơ như rồng rắn lên mây, đánh cụm, cờ gánh, đấu vật, ô ăn quan, kéo co, đập om, đẩy cây… Tiết mục đặc sắc nhất của phần hội là hát mục đồng, hay còn gọi là hát bội. Những lời hát được cất lên giúp người dân thể hiện lòng tri ân khi Thần Nông và các vị thần linh đã giáng hạ về làng, phù hộ độ trì cho người dân được no ấm, khỏe mạnh.

Du khách khi tham gia lễ hội sẽ cảm giác như mình được trẻ lại với các trò chơi quen thuộc tuổi thơ. Không khí náo nhiệt, vui vẻ chắc chắn sẽ giúp bạn quên đi bộn bề cuộc sống và có những phút giây thư giãn, thoải mái.

Lễ rước mục đồng tại Đà Nẵng có không khí vui tươi, nhộn nhịp (Nguồn: mytour.vn)
Lễ rước mục đồng tại Đà Nẵng có không khí vui tươi, nhộn nhịp (Nguồn: mytour.vn)
Các mục đồng dùng hết sức thi kéo co (Nguồn: phongnhaexplorer.com)
Các mục đồng dùng hết sức thi kéo co (Nguồn: phongnhaexplorer.com)

Lễ hội Cầu Ngư

  • Thời gian: 8/2 – 10/2 âm lịch.
  • Địa điểm: Công viên biển Hà Khê – đường Nguyễn Tất Thành, phường Xuân Hà, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng.

Theo sử sách, vào ngày 23/3 – 24/3 năm Quý Tỵ, các ngư dân ở làng chài Thanh Khê và Hà Khê đã một cơn bão lớn khi đang kiếm kế sinh nhai trên biển. Cơn bão đã cướp đi sinh mạng của hơn 1500 ngư dân, sau đó người dân trong làng đã lập nhà thờ Tập Linh để thờ cúng những ngư dân không may gặp nạn và nơi này trở thành địa điểm diễn ra lễ hội Cầu Ngư. Ngày này, lễ Cầu Ngư diễn ra tại quận Thanh Khê bởi quận này có chiều dài đường bờ biển lên đến hơn 4,3km và có đời sống kinh tế gắn liền với biển.

Lễ hội Cầu Ngư được biết đến là lễ hội truyền thống ở Đà Nẵng cũng như các tỉnh miền biển Trung Bộ và Nam bộ, được tổ chức với ước nguyện một năm trời yên biển lặng, thuận buồm xuôi gió, tôm cá đầy khoang. Lễ hội Cầu ngư gắn liền với tín ngưỡng thờ cúng Thần Nam Hải – vị thần hộ mệnh của ngư dân đã được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2016.

Lễ Cầu Ngư nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền vì mang giá trị lớn về tâm linh, tín ngưỡng và văn hóa (Nguồn: toquoc.vn)
Lễ Cầu Ngư nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền vì mang giá trị lớn về tâm linh, tín ngưỡng và văn hóa (Nguồn: toquoc.vn)

Lễ hội Cầu Ngư hàm chứa nhiều ý nghĩa lớn lao về việc gìn giữ bản sắc dân tộc và văn hóa dân gian của người Việt. Lễ hội còn là tư liệu lịch sử, minh chứng cho chủ quyền biển đảo của kinh nghiệm ngoại giao, ứng xử của thế hệ ngư dân đi trước. Không chỉ vậy, lễ hội Cầu Ngư cũng là một dịp tri ân cha ông đã khơi tạo nghề biển cũng như động viên các thế hệ tiếp theo tiếp tục bám biển, duy trì sinh kế.

Tương tự các lễ hội Đà Nẵng khác, lễ hội Cầu Ngư bắt đầu với phần lễ, gồm các hoạt động lễ Nghinh Ông rước Ngư ông (cá voi) ra biển – phù hộ người dân bình an, thuận buồm xuôi gió mỗi khi ra khơi; Lễ Tế Chính với hoạt động lên hương, châm rượu kính các vị thần, biểu diễn trống và hát bả trạo nhằm thể hiện tinh thần đoàn kết và ước vọng thuyền đầy cá tôm.

Sau các nghi thức trang trọng, không khí của lễ hội nóng dần lên khi người dân bắt đầu bước vào phần hội với các hoạt động truyền thống như: kéo co, đan lưới, gánh cá, ngoáy thúng, hát tuồng, hát Bài chòi, biểu diễn dù lượn, chèo thuyền, lướt sóng bằng mô tô nước. Trong đó, đan lưới và gánh cá là phần thi thể hiện kỹ năng nghề nghiệp của ngư dân. Ngoài các phần thi, hoạt động “mâm hương vị biển” – hội tụ đầy đủ các món ăn được chế biến từ hải sản cũng là một đặc trưng độc đáo của lễ Cầu Ngư.

Lễ Cầu Ngư diễn ra với mong ước ngư dân đi biển bình an, thuận lợi (Nguồn: baotangdanang.vn)
Lễ Cầu Ngư diễn ra với mong ước ngư dân đi biển bình an, thuận lợi (Nguồn: baotangdanang.vn)
Lễ hội Đà Nẵng Cầu Ngư đã diễn ra từ năm 1923 (Nguồn: vietnamtourism)
Lễ hội Đà Nẵng Cầu Ngư đã diễn ra từ năm 1923 (Nguồn: vietnamtourism)
Người dân háo hức tham gia trò chơi gánh cá (Nguồn: baotangdanang.vn)
Người dân háo hức tham gia trò chơi gánh cá (Nguồn: baotangdanang.vn)
Du khách và người dân xem biểu diễn chèo thuyền kayak (Nguồn: thanhnien.vn)
Du khách và người dân xem biểu diễn chèo thuyền kayak (Nguồn: thanhnien.vn)

Trong các hoạt động của Lễ Cầu Ngư, hát bả trạo được xem là linh hồn của buổi lễ tế cá Ông, ngụ ý ca ngợi thần linh Nam Hải, cầu xin phước lành cũng như kêu gọi ngư dân đoàn kết, vững tay chèo.

Du khách tham gia lễ hội Cầu Ngư sẽ được trải nghiệm không khí náo nức, nhộn nhịp và thú vị của lễ hội, mở mang tầm nhìn về nghề đi biển cũng như đào sâu kiến thức về biển đảo Việt Nam thông qua các gian hàng “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam”,  gian hàng thủy hải sản, khám phá hương vị đặc sản biển miền biển tại gian hàng chế phẩm thủy hải sản.

Hát bả trạo là điểm nhấn quan trọng trong lễ tế Cá Ông (Nguồn:mia.vn)
Hát bả trạo là điểm nhấn quan trọng trong lễ tế Cá Ông (Nguồn:mia.vn)
Nhà trưng bày Hoàng Sa - Trường Sa tại khuôn viên diễn ra lễ Ngư Ông (Nguồn: danangfantasticity.com)
Nhà trưng bày Hoàng Sa – Trường Sa tại khuôn viên diễn ra lễ Ngư Ông (Nguồn: danangfantasticity.com)

Lễ hội Quán Thế Âm

  • Thời gian: 17/2 – 19/2 âm lịch.
  • Địa điểm: Động Quan Âm, phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.

Lễ hội Quán Thế Âm (hay còn gọi là Lễ hội Quán Âm)  là một trong các lễ hội truyền thống ở Đà Nẵng, mang đậm dấu ấn Phật giáo. Nguồn gốc của lễ hội Quán Thế Âm bắt đầu khi Hòa thượng Thích Pháp Nhãn phát hiện pho tượng Quán Thế Âm cao bằng người thật, được hình thành từ thạch nhũ trong một hang động tại núi Kim Sơn, thuộc Ngũ Hành Sơn. Hòa thượng đặt tên cho nơi đây là động Quan Âm.

Từ đó trở đi, vào những ngày Vía Quán Thế Âm, người dân địa phương và du khách kéo nhau đến bái lễ. Lễ hội ra đời với mục đích đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng của cộng đồng, đồng thời đại diện cho bản sắc văn hóa của Đà Nẵng. Đối với các Phật tử và người dân, lễ hội Đà Nẵng này cũng là dịp để cầu cho quốc thái dân an, đồng thời khơi dậy lòng hướng thiện của mỗi người.

Lễ hội Quán Thế Âm là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (Nguồn: thanhnien.vn)
Lễ hội Quán Thế Âm là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (Nguồn: thanhnien.vn)

Cách đây 23 năm, Lễ hội Đà Nẵng Quán Thế Âm được Tổng cục Du lịch xếp vào danh mục 15 lễ hội lớn của cả nước. Năm 2021, lễ hội này được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và thu hút hàng triệu người tham dự.

Lễ hội Quán Thế Âm diễn ra trong vòng hai ngày, trong đó phần lễ chính thức được tổ chức vào ngày 19/02 âm lịch, bao gồm:

  • Lễ vía Đức Phật Quán Thế Âm Bồ Tát: Nghi lễ cho vị hòa thượng có chức danh lớn nhất trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam chủ trì, bao gồm các phần niệm hương, dân hương, cầu kinh tưởng niệm ân đức của Đức Phật Quán Thế Âm để cầu cho quốc thái dân an.
  • Lễ rước tôn tượng Quán Thế Âm Bồ Tát: Tôn tượng Quán Thế Âm được rước từ động Quan Âm đến chùa Quán Thế Âm để thực hiện các nghi lễ Phật giáo. Sau đó, kiệu được rước từ chùa lên thuyền ở sông Cầu Biện, chạy quanh sông Cổ Cò để cầu nguồn cho ngư dân đi biển được bình an, thuận lợi.
  • Lễ hóa trang Quán Thế Âm Bồ Tát: Nhà chùa chọn 32 ứng hóa của Bồ Tát Quán Thế Âm để hóa thân. Lễ hóa trang tái hiện sự hiện diện của Bồ Tát tại lễ hội, hàm ý rằng Bồ Tát luôn đồng hành cùng chúng sinh.
  • Lễ tạ pháp đàn hoa đăng: Là phần lễ cúng sơn thủy, thổ thần và các thần linh đã giúp lễ hội Quán Thế Âm diễn ra thành công, tốt đẹp. Sau khi cúng tạ, người tham gia sẽ thả hoa đăng trôi sông.
Lễ hội Quán Thế Âm Đà Nẵng thu hút hàng triệu tín đồ Phật giáo và du khách tham gia (Nguồn: thanhnien.vn)
Lễ hội Quán Thế Âm Đà Nẵng thu hút hàng triệu tín đồ Phật giáo và du khách tham gia (Nguồn: thanhnien.vn)

Phần lễ của lễ hội Quán Thế Âm bao gồm các nghi lễ Phật giáo và nghi lễ truyền thống của người dân địa phương, cụ thể:

Nghi lễ Phật giáo:

  • Lễ khai kinh, thượng phan – thượng kỳ: Dâng lên mười phương chư Phật, chư Bồ Tát, chư Thiện Thần nguyện cầu cho mưa thuận gió hòa (Tổ chức vào ngày 17/2 âm lịch).
  • Lễ rước ánh sáng: Đoàn rước đi theo hướng về bờ sông Cổ Cò để cầu xin ánh sáng soi đường để chúng sinh tâm sáng, hướng thiện (Tổ chức và tối ngày 18/2 âm lịch).
  • Lễ pháp đàn Quán Thế Âm, thuyết giảng Đạo pháp và tổ chức các khóa tu tập: Thuyết giảng liên quan đến giáo lý Phật giáo, ngợi ca lòng từ bi, hạnh nguyện của Đức Phật Bồ Tát Quán Thế Âm, các nghi thức, cử chỉ của nhà Phật, những lời Phật dạy… (Tổ chức vào ba ngày từ 17 – 19/2 âm lịch).

Nghi lễ địa phương:

  • Lễ tế Xuân cầu quốc thái dân an.
  • Lễ dâng hương tưởng niệm Huyền Trân công chúa.
  • Lễ tết Thạch nghệ Tổ Sư nghề điêu khắc Đá Non Nước Ngũ Hành Sơn.

Bên cạnh phần lễ, lễ hội Quán Thế Âm còn có các hoạt động văn hóa văn hóa nghệ thuật đa dạng thuộc phần hội, nhằm tái hiện đời sống sinh hoạt cũng như văn hóa của người dân địa phương như: hô hát Bài chòi, đối đáp hò khoan, hát Tuồng, hát dân ca, Trà thư kết hợp với biểu diễn âm nhạc dân tộc, triển lãm mỹ thuật tranh thủy mặc, hội hoa đăng, lửa trại, trình diễn nghệ thuật ẩm thực chay, hội đua thuyền, hội cờ làng, kéo co, mua lân, đẩy gậy, đua thuyền…

Bên cạnh sự tham gia trình diễn của các đơn vị trong nước, một số đơn vị nước ngoài cũng góp mặt trong phần hội như năm 2023, lễ hội Quán Thế Âm có chương trình biểu diễn nghệ thuật Nhật Bản. Đó là lý do vì sao lễ hội Quán Thế Âm là dịp để giao lưu và mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực văn hóa, du lịch và tôn giáo.

Đến với lễ hội Quán Thế Âm Đà Nẵng, du khách sẽ tận mắt tìm hiểu và trải nghiệm văn hóa địa phương cũng như tín ngưỡng Phật giáo. Đối với các Phật tử, chuyến thăm Đà Nẵng vào thời điểm diễn ra lễ hội Quán Thế Âm còn là một cơ hội hành hương và cầu xin ơn lành.

Lễ hóa trang Quán Thế Âm Bồ Tát (Nguồn: nld.vn)
Lễ hóa trang Quán Thế Âm Bồ Tát (Nguồn: nld.vn)
Lễ hội Quán Thế Âm Bồ Tát được công nhận là di sản văn hóa (Nguồn: laodong.vn)
Lễ hội Quán Thế Âm Bồ Tát được công nhận là di sản văn hóa (Nguồn: laodong.vn)

Lễ hội làng An Hải

  • Thời gian: 10/8 – 11/8 âm lịch.
  • Địa điểm: Làng An Hải, phường An Hải Tây, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.

Xã An Hải là một đại xã được các vua triều Nguyễn cho xây dựng thành trì giữ nhiệm vụ bảo vệ cảng biển Đà Nẵng. Người dân tại làng hàng năm vẫn tổ chức các lễ hội để gia tăng sự đoàn kết. Năm 1858, sau khi Pháp nổ phát súng đầu tiên ở Sơn Trà, thành trì An Hải đã bị phá hủy. Năm 2000, lễ hội làng An Hải được khôi phục như một lời nhắc nhở về sự lịch sử thành trì An Hải và quá khứ hào hùng của nơi này.

Lễ hội Đà Nẵng ở làng An Hải được tổ chức nhằm nhắc nhớ đến sự hy sinh của cha ông (Nguồn: cadn.com.vn)
Lễ hội Đà Nẵng ở làng An Hải được tổ chức nhằm nhắc nhớ đến sự hy sinh của cha ông (Nguồn: cadn.com.vn)

Vào sáng ngày 10/8 âm lịch, lễ hội bắt đầu bằng nghi thức thỉnh văn khai mạc tại đình làng An Hải và thực hiện lễ tế theo nghi thức truyền thống. Sau khi hoàn tất phần lễ, người dân sẽ cùng nhau ra sông xem thi lắc thúng, hoạt động đầu tiên của phần hội.

  • Trong thời gian buổi trưa, người dân cùng nhau thi kéo co, thổi cơm niêu, đập niêu và đánh cầu lông.
  • Vào buổi chiều, mọi người hòa cùng không khí sôi động và đặc sắc của cuộc thi múa lân.
  • Khi trời tối, người tham gia lễ hội tập trung về sân khấu trước đình, cùng nhau thưởng thức chương trình biểu diễn nghệ thuật, ca múa nhạc, đặc biệt là vở tuồng tái hiện cuộc sống xưa.

Sáng ngày 11/8, các trưởng tộc trong làng sẽ tiến hành nghi thức lễ tế cổ truyền, sau đó cùng người dân hàn huyên về lịch sử hào hùng. Có thể thấy, lễ hội làng An Hải lưu giữ và gợi nhớ những giá trị truyền thống tốt đẹp cũng như góp phần tăng cường sự đoàn kết dân tộc. Du khách đến với lễ hội này sẽ có dịp cảm nhận tinh thần đoàn kết và khí thế hào hùng của người dân, đồng thời tận hưởng không khí náo nhiệt của các trò chơi, chương trình biểu diễn ở phần hội.

Các nghi lễ được tổ chức long trọng (Nguồn: mia.vn)
Các nghi lễ được tổ chức long trọng (Nguồn: mia.vn)

4 lễ hội giải trí tổ chức tại Đà Nẵng

Ngoài các lễ hội truyền thống, Đà Nẵng cũng thu hút du khách nhờ vào các lễ hội lớn, mang tầm vóc quốc tế với các hoạt động vô cùng mới lạ, thú vị như lễ hội pháo hoa, lễ hội khinh khí cầu, lễ hội âm nhạc và lễ hội bốn mùa tại  Sun World Ba Na Hills.

Ngày hội khinh khí cầu Đà Nẵng

  • Thời gian: Tháng 3 hoặc tháng 4 dương lịch.
  • Địa điểm: Địa điểm thay đổi theo từng năm
    • Năm 2019: Hồ Hòa Trung và Khu Công nghệ cao, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.
    • Năm 2020: Các bãi biển du lịch của thành phố là Mỹ Khê, Phạm Văn Đồng, Non Nước, Nguyễn Tất Thành.
    • Năm 2022: Công viên APEC, phường Bình Hiên, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
    • Năm 2023: Asia Park Sun World Đà Nẵng – Bờ Đông Công Viên Châu Á, số 1 Phan Đăng Lưu, phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng (Điểm bay khinh khí cầu cố định tại Việt Nam).

Năm 2019, ngày hội khinh khí cầu được tổ chức với mục đích kích cầu du lịch biển. Năm 2022, ngày hội khinh khí cầu được tổ chức để chào mừng sự kiện đường bay thương mại quốc tế được mở lại sau khi tạm ngưng do dịch bệnh Covid-19. Ngoài Đà Nẵng, ngày hội khinh khí cầu còn được tổ chức ở các thành phố khác như Hội An, Huế, Phan Thiết… và nhiều thành phố khác như một hoạt động du lịch. Những phi công trình diễn khinh khí cầu đến từ nhiều quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Hà Lan cũng như nước chủ nhà Việt Nam.

Gần 20 khinh khí cầu hội mang đến khung cảnh đẹp mắt và đầy màu sắc cho thành phố (Nguồn: kinhtedothi.vn)

Ngày hội khinh khí cầu Đà Nẵng quy tụ 2 khinh khí cầu hơi (cao 12 – 15m), 3 khinh khí cầu cấp 7 (cao 22m) và 12 khinh khí cầu mini (cao 7 – 10m) được dựng sẵn 24/24 giờ để phục vụ nhu cầu bay của người dân và du khách. Mỗi khinh khí cầu có sức chứa từ 3 – 4 người lớn và 6 – 7 trẻ em và bay trong vòng 4 – 5 phút. Ngoài hoạt động bay lượn trên khinh khí cầu, nét đặc sắc của ngày hội nằm ở buổi biểu diễn hoa đăng khinh khí cầu. Gần 20 khinh khí cầu kích thước khác nhau sẽ đồng loạt được thổi lửa, trở thành những quả cầu phát sáng rực rỡ bên bầu trời đêm Đà Nẵng, tạo nên cảnh tượng lung linh, lộng lẫy khiến du khách choáng nghợp và mãn nhãn.

Du khách đến Đà Nẵng vào dịp lễ hội khinh khí cầu sẽ có phông nền check-in vô cùng ấn tượng với hàng loạt khinh khí cầu đa sắc màu dưới nền trời xanh Đà Nẵng. Ngoài ra, bạn có thể mua vé trải nghiệm bay ở độ cao từ 15m – 40m ngắm nhìn khung cảnh phố thị ở trên cao và hòa mình vào buổi trình diễn hoa đăng khinh khí cầu, mở mang tầm mắt với các tiết mục rồng lửa, thổi cầu và dựng cầu.

Những chiếc khinh khí cầu đã sẵn sàng bay lượn trên sông Hàn (Nguồn: plo.vn)
Những chiếc khinh khí cầu đã sẵn sàng bay lượn trên sông Hàn (Nguồn: plo.vn)
Công viên Châu Á ở thành điểm trình diễn khinh khí cầu cố định đầu tiên tại Việt Nam (Nguồn: Facebook Asia Park - Công viên châu Á)
Công viên Châu Á ở thành điểm trình diễn khinh khí cầu cố định đầu tiên tại Việt Nam (Nguồn: Facebook Asia Park – Công viên châu Á)
Khinh khí cầu được treo ở độ cao tối đa là 40m (Nguồn: thanhnien.vn)
Khinh khí cầu được treo ở độ cao tối đa là 40m (Nguồn: thanhnien.vn)
Du khách thích thú khi được bay trên khinh khí cầu (Nguồn: tinnhanhchungkhoan.vn)
Du khách thích thú khi được bay trên khinh khí cầu (Nguồn: tinnhanhchungkhoan.vn)

Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng – DIFF

  • Thời gian: Tháng 6 – tháng 7 dương lịch.
  • Địa điểm: Khu vực cảng Sông Hàn, đường Bạch Đằng, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

Đến với lễ hội Đà Nẵng không thể không kể đến lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng do UBND thành phố Đà Nẵng phối hợp cùng tập đoàn Sun Group tổ chức lần đầu vào năm 2008 và đã trở thành điểm nhấn du lịch ấn tượng. Theo chia sẻ của ông Huỳnh Văn Hùng – Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Đà Nẵng cho biết đề án DIFF ra đời với mong muốn người dân địa phương cũng như du khách có thể thưởng thức pháo hoa nghệ thuật một cách trọn vẹn.

Không chỉ vậy, lễ hội pháo hoa quốc tế còn là hoạt động kích cầu và đẩy mạnh du lịch Đà Nẵng. Theo đó, năm 2023, trong thời gian diễn ra lễ hội pháo hoa đã có hơn 150 chuyến bay quốc tế/ngày đến Đà Nẵng, tăng gấp 1,5 lần so với thông thường, thành phố Đà Nẵng đón từ 60.000 – 65.000 lượt khách trong mỗi đêm có trình diễn pháo hoa.

Đà Nẵng đang dần trở thành thủ phủ pháo hoa của thế giới (Nguồn: thanhnien.vn)
Đà Nẵng đang dần trở thành thủ phủ pháo hoa của thế giới (Nguồn: thanhnien.vn)

Trong lễ hội pháo hoa, du khách sẽ được chứng kiến những màn thể hiện, tranh tài pháo hoa nghệ thuật đến từ các đội Việt Nam và các quốc gia khác như Ý, Pháp, Phần Lan, Canada, Úc, Ba Lan… Màn tranh tài này đã tạo giúp DIFF trở thành một sự kiện mang tầm vóc quốc tế cũng như mang đến những màn trình diễn mãn mãn, khiến du khách vỡ òa cảm xúc.

Song song với điểm nhấn quan trọng là pháo hoa, ban tổ chức còn thực hiện các chuỗi sự kiện để du khách có thêm nhiều trải nghiệm thú vị với chương trình biểu diễn nghệ thuật của các nghệ sĩ nổi tiếng, triển lãm ảnh, triển lãm cổ vật, đồng diễn yoga, âm nhạc đường phố và ảo thuật, âm nhạc dân tộc, hát dân ca, hô hát bài chòi, nhảy flashmob cổ động, khiêu vũ đường phố, trình diễn áo dài, lễ hội đèn lồng Bà Nà Fairy Love, lễ hội văn hóa Hàn Quốc…

Đà Nẵng rực rỡ khi lễ hội pháo hoa diễn ra (Nguồn: nhandan.vn)
Đà Nẵng rực rỡ khi lễ hội pháo hoa diễn ra (Nguồn: nhandan.vn)
Lễ hội pháo hoa quốc tế thu hút khách du lịch đến với Đà Nẵng (Nguồn: chinhphu.vn)
Lễ hội pháo hoa quốc tế thu hút khách du lịch đến với Đà Nẵng (Nguồn: chinhphu.vn)
Đà Nẵng rực rỡ, sôi động mỗi dịp lễ hội pháo hoa quốc tế (Nguồn: thanhnien.vn)
Đà Nẵng rực rỡ, sôi động mỗi dịp lễ hội pháo hoa quốc tế (Nguồn: thanhnien.vn)

Chuỗi lễ hội kéo dài 4 mùa tại Ba Na Hills

  • Thời gian:
    • Lễ hội mùa Xuân: Tháng 1 – tháng 3.
    • Lễ hội mùa Hè: Tháng 4 – tháng 8.
    • Lễ hội mùa Thu: Tháng 9 – tháng 10.
    • Lễ hội mùa Đông: Tháng 11 – tháng 12.
  • Địa điểm: Sun World Ba Na Hills – thôn An Sơn, xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.

Với mong muốn mang đến cho du khách nhiều trải nghiệm lễ hội Đà Nẵng sôi động, Sun World Ba Na Hills tổ chức các lễ hội và show diễn xuyên xuyết bốn mùa với nhiều chủ đề khác nhau. Các show diễn sẽ được thay đổi, biến hóa hàng năm để du khách luôn cảm thấy hứng thú và có thêm nhiều trải nghiệm mới lạ.

Lễ hội mùa Xuân: Thường diễn ra từ tháng 2 – tháng 3 hàng năm với các hoạt động biểu diễn nghệ thuật đặc sắc. Du khách có thể du xuân trên những cung đường ngập tràn sắc hoa; tham gia các hoạt động văn hóa truyền thống năm mới; thưởng ngoạn cảnh sắc trăm hoa đua nở và chìm đắm trong các màn trình diễn nghệ thuật do các vũ công chuyên nghiệp biểu diễn.

Vườn hoa tulip tươi thắm trong lễ hội hoa mùa xuân ở Ba Na Hills
Vườn hoa tulip tươi thắm trong lễ hội hoa mùa xuân ở Ba Na Hills
Du khách thích thú với các phần biểu diễn trong tại vườn hoa Le Jardin D’Amour 
Du khách thích thú với các phần biểu diễn trong tại vườn hoa Le Jardin D’Amour
Điệu nhảy Malambo sôi động trong lễ hội mùa xuân 
Điệu nhảy Malambo sôi động trong lễ hội mùa xuân
Du khách nước ngoài khám phá văn hóa thư pháp của Việt Nam 
Du khách nước ngoài khám phá văn hóa thư pháp của Việt Nam

Lễ hội mùa Hè: Sự xuất hiện của các show diễn đường phố diễn ra từ tháng 4 – tháng 9 với sự tham gia của hơn 100 nghệ sĩ và vũ công tài năng đến từ nhiều quốc gia trên thế giới, mang năng lượng của mùa hè, sôi động và tràn đầy sức sống. Đặc biệt du khách sẽ có cơ hội trải nghiệm văn hoá ẩm thực và bia.

Lễ hội văn hóa các nước diễn ra ở Sun World Ba Na Hills (Nguồn: vnncdn.net)
Lễ hội văn hóa các nước diễn ra ở Sun World Ba Na Hills (Nguồn: vnncdn.net)
Hoạt động vẽ tranh trong lễ hội Việt Pháp (Nguồn: vnncdn.net)
Hoạt động vẽ tranh trong lễ hội Việt Pháp (Nguồn: vnncdn.net)

Lễ hội mùa Thu: Sun World Ba Na Hills sẽ có những sự kiện và hoạt động trải nghiệm vào những sự kiện đặc biệt như tuần lễ Trung thu, chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam hay đêm Halloween.

Những ly bia đen và vàng óng của Đức chào đón du khách
Những ly bia đen và vàng óng của Đức chào đón du khách
Du khách hân hoan tham gia lễ hội bia
Du khách hân hoan tham gia lễ hội bia
Biểu diễn đường phố trong khuôn khổ lễ hội
Biểu diễn đường phố trong khuôn khổ lễ hội
Lễ hội mừng mùa bội thu mang không khí tươi mới, vui nhộn 
Lễ hội mừng mùa bội thu mang không khí tươi mới, vui nhộn
Vào tháng 10, đêm hội Halloween mừng mùa vàng bội thu được tổ chức hoành tráng 
Vào tháng 10, đêm hội Halloween mừng mùa vàng bội thu được tổ chức hoành tráng

Lễ hội mùa đông: Lễ hội mùa đông diễn ra ở Ba Na Hills vào khoảng từ giữa tháng 11 đến cuối tháng 12. Ở lễ hội này, du khách sẽ tận hưởng không khí Giáng Sinh tương tự ở châu Âu. Bên cạnh đó, lễ hội mùa đông còn hấp dẫn du khách bởi các buổi diễn nghệ thuật được đầu tư bài bản, bao gồm nhiều loại hình nghệ thuật như biểu diễn ca múa nhạc truyền thống, xiếc, ảo thuật.

Có thể thấy, lễ hội ở Ba Na Hills vô cùng đa dạng, đặc sắc và chú trọng đến trải nghiệm của du khách. Các bạn có thể tìm hiểu thêm về thời gian diễn ra các lễ hội, hoạt động đáng chú ý nhất trong mỗi lễ hội trên fanpage Sun World Ba Na Hills.

Không khí Giáng Sinh ngập tràn trong lễ hội mùa đông ở Ba Na Hills
Không khí Giáng Sinh ngập tràn trong lễ hội mùa đông ở Ba Na Hills
Các nghệ sĩ hóa thân thành ông già Noel cùng du khách đón Giáng Sinh 
Các nghệ sĩ hóa thân thành ông già Noel cùng du khách đón Giáng Sinh
Các nghệ sĩ hết mình với những vũ điệu truyền thống 
Các nghệ sĩ hết mình với những vũ điệu truyền thống
Chương trình xiếc, ảo thuật được đầu từ hoành tráng và vô cùng vui nhộn 
Chương trình xiếc, ảo thuật được đầu từ hoành tráng và vô cùng vui nhộn 

Lễ hội âm nhạc điện tử Đà Nẵng

  • Thời gian: Khoảng tháng 7 – tháng 8
  • Địa điểm: Địa điểm có thể thay đổi tùy từng thời điểm
    • Công viên Biển Đông, đường Võ Nguyên Giáp, phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.
    • Công Viên Châu Á – Asia Park, số 1 Phan Đăng Lưu, phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

Xuyên suốt lễ hội, du khách được thưởng thức các màn biểu diễn bùng nổ, trải nghiệm âm thanh, ánh sáng và công nghệ sân khấu đỉnh cao. Du khách đến với các lễ hội âm nhạc sẽ được “quẩy tung nóc” và chiêm ngưỡng những màn trình diễn với âm thanh ánh sáng bùng nổ cùng dàn Line-up là những ngôi sao hạng A của Việt Nam cũng như các DJ nổi tiếng và tài năng quốc tế như Jordan Suckley, Adrenalize, Tommy Trash…

Lễ hội âm nhạc Đà Nẵng đưa du khách đến với những màn trình diễn máu lửa (Nguồn: googleusercontent)
Lễ hội âm nhạc Đà Nẵng đưa du khách đến với những màn trình diễn máu lửa (Nguồn: googleusercontent)

 

Hiệu ứng ánh sáng góp phần làm bùng cháy các câu chuyện kể bằng âm nhạc (Nguồn: T-RED Media)
Hiệu ứng ánh sáng góp phần làm bùng cháy các câu chuyện kể bằng âm nhạc (Nguồn: T-RED Media)
Hàng ngàn du khách tận hưởng sân khấu 360 độ tại lễ hội âm nhạc điện tử (Nguồn: arise.com.vn)
Hàng ngàn du khách tận hưởng sân khấu 360 độ tại lễ hội âm nhạc điện tử (Nguồn: arise.com.vn)

3 lễ hội đặc sắc dự kiến tổ chức năm 2024 tại Đà Nẵng

Năm 2024, du khách sẽ có cơ hội chơi hết mình với 3 lễ hội Đà Nẵng vô cùng đặc sắc và ấn tượng là lễ hội tận hưởng Đà Nẵng, lễ hội du lịch Golf và giải Roller vô địch Đông Nam Á.

1- Lễ hội Tận hưởng Đà Nẵng tổ chức tháng 6/2024

Lễ hội Enjoy Da Nang thường diễn ra tại công viên Biển Đông, công viên biển Hà Khê và các bãi biển du lịch Đà Nẵng. Lễ hội bao gồm 11 hoạt động văn hóa và thể thao như là:

  • Lễ hội Ẩm thực Việt Nam – Quốc tế
  • Giải dù lượn “Bay trên Tiên Sa”
  • Trình diễn diều nghệ thuật
  • Trình diễn dù lượn dọc tuyến biển
  • Ngày hội miền biển và hội thi gánh cá tiếp sức
  • Thi kéo co
  • Thi lắc thúng
  • Biểu diễn nghệ thuật
  • Ngày hội bảo vệ môi trường biển
  • Chương trình đồng diễn Flashmob thiếu nhi
  • Chương trình đồng diễn Flashmob Zumba
  • Chương trình nghệ thuật và trình diễn áo dài
  • Đêm nhạc hội Tận hưởng mùa hè Đà Nẵng

Trong tất cả các hoạt động kể trên, đêm nhạc hội Tận hưởng mùa hè Đà Nẵng chính là điểm nhấn của lễ hội khi quy tụ dàn sao đông đảo, mang đến không khí sôi động, náo nhiệt đậm chất lễ hội cho người trẻ. Lễ hội Enjoy Danang mang đến cho du khách một cái nhìn toàn diện về văn hóa, lối sống và những điều thú vị chỉ có thể tìm thấy tại thành phố đáng sống nhất Việt Nam.

Tìm hiểu thêm về lễ hội Enjoy Danang tại:

Lễ hội du lịch Đà Nẵng không thể thiếu các hoạt động thể thao trên biển (Nguồn: vov.vn)
Lễ hội du lịch Đà Nẵng không thể thiếu các hoạt động thể thao trên biển (Nguồn: vov.vn)
Sân khấu hoành tráng của lễ hội văn hóa Enjoy Danang (Nguồn: danangfantasticity.com)
Sân khấu hoành tráng của lễ hội văn hóa Enjoy Danang (Nguồn: danangfantasticity.com)

 

2- Lễ hội du lịch Golf Đà Nẵng/Giải BRG Danang Championship 2024

Golf là một trong những môn thể thao phổ biến ở thành phố du lịch Đà Nẵng thế nên nơi đây không thiếu các lễ hội Golf. Lễ hội thu hút gần 150 vận động viên golf chuyên nghiệp của Việt Nam và châu Á. Hoạt động của lễ hội vô cùng phong phú, bao gồm:

  • Hội thảo Golf Quốc tế
  • Triển lãm gian hàng gol
  • Giải Golf Phát triển châu Á BRG Open Golf Championship Danang
  • Tập thử golf tại tầng 2 công viên APEC

Đối với các gôn thủ và những ai yêu thích bộ môn này, lễ hội du lịch Golf Đà Nẵng không chỉ là một cơ hội trải nghiệm, thỏa sức với đam mê mà còn là dịp được cọ xát, tiếp xúc với các gôn thủ chuyên nghiệp trong và ngoài nước.

Lễ hội du lịch Golf Đà Nẵng có sự tham gia của các gôn thủ chuyên nghiệp ở Việt Nam và Đông Nam Á (Nguồn: vietnamgoftmagazine.net)
Lễ hội du lịch Golf Đà Nẵng có sự tham gia của các gôn thủ chuyên nghiệp ở Việt Nam và Đông Nam Á (Nguồn: vietnamgoftmagazine.net)
Du khách có dịp chơi golf hết mình khi đến lễ hội du lịch golf Đà Nẵng (Nguồn: laodong.vn)
Du khách có dịp chơi golf hết mình khi đến lễ hội du lịch golf Đà Nẵng (Nguồn: laodong.vn)

3- Giải vô địch Roller Đông Nam Á và Giải Roller châu Á mở rộng năm 2024

Roller trước đây là một môn thể thao đường phố, có tính chất giải trí. Tuy nhiên, Roller đã dần được nhìn nhận như một môn thể thao khi góp mặt trong đại hội thể thao lớn như Asian Games.

Giải đua quy tụ hơn 300 vận động viên tranh tài ở các hạng mục là Đua tốc độ (Speed), Biểu diễn nghệ thuật (Classic Slalom, Slide), Trượt ván (Skateboard). Những vận động viên giàu nhiệt huyết mang đến nguồn năng lượng tích cực và sức trẻ cho Đà Nẵng.

Giải đua Roller mang đến sức trẻ và sự nhiệt huyết cho Đà Nẵng (Nguồn: Internet)
Giải đua Roller mang đến sức trẻ và sự nhiệt huyết cho Đà Nẵng (Nguồn: Internet)
Kế hoạch tổ chức 3 lễ hội năm 2024 hiện vẫn đang trong thời gian dự kiến. Du khách vui lòng cập nhật thông tin về thời gian, địa điểm tổ chức tại các website đăng tải thông tin chính thức của thành phố Đà Nẵng.

Có thể thấy, Đà Nẵng không chỉ là thành phố của những cây cầu mà còn là thành phố của những lễ hội. Bên cạnh những lễ hội địa phương diễn ra quanh năm, lưu giữ những giá trị lịch sử – văn hóa đặc trưng của người dân địa phương, Đà Nẵng còn thu hút khách du lịch bởi các lễ hội mang tầm vóc quốc tế như lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng (DIFF), lễ hội khinh khí cầu. Đến với Đà Nẵng, du khách không chỉ khám phá, mở mang hơn về văn hóa mà còn có những trải nghiệm du lịch sôi động, ấn tượng thông qua các lễ hội truyền thống đến hiện đại.

Đừng quên tham khảo, cập nhật các thông tin mới nhất về du lịch Đà Nẵng tại:

Rate this post
Rate this post
:

Tin tức khác